Ngày
22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg quyết định lấy
ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Với chủ đề “Chuyển
đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi
người dân”. Đây là một ngày ý nghĩa với công cuộc chuyển đổi số cho tất cả các
địa phương trên khắp cả nước.
Chuyển
đổi số là tất yếu trong công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, là quá trình
khách quan đã và đang diễn ra trong đời sống hàng ngày của mỗi người; Chuyển
đổi số tạo nên đột phá to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới căn
bản toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền, hoạt động của cơ
quan, tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn; Chuyển đổi số cũng làm thay đổi phương
thức sống, làm việc của người dân và toàn xã hội dựa trên nền tảng công nghệ
số.
Xác
định thời cơ và thách thức trong bối cảnh nhu cầu chuyển đổi số ngày càng cao
và thay đổi hàng ngày như hiện nay, tỉnh Ninh Bình quyết tâm chọn chuyển đổi số
để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống
kinh tế - xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với
nhau. Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo Chính phủ, Bộ Thông tin và
Truyền thông, các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Ninh Bình đã ban hành và tổ
chức thực hiện nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, đề án trọng tâm nhằm tạo
môi trường thuận lợi cho phát triển công nghệ thông tin – truyền thông của
tỉnh. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Về
mục tiêu cụ thể đến năm 2025
-
Về chính quyền số
+
100% cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã
hội kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; 100% cơ sở dữ liệu dùng chung của
tỉnh được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây.
+ 100%
cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng kiến
thức và kỹ năng số; 100% cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ phụ trách công
nghệ thông tin.
+
Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã và kết nối
với hệ thống hội nghị trực tuyến quốc gia.
+
Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ
sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc
giải quyết thủ tục hành chính.
+
90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ
sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc
thuộc phạm vi bí mật nhà nước, hồ sơ công việc có nội dung mật).
+
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế -
xã hội được thực hiện trực tuyến và liên thông với hệ thống báo cáo quốc gia.
+
100% cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối, ứng dụng trên địa bàn tỉnh theo lộ
trình của Chính phủ; từng bước hình thành cơ sở dữ liệu mở của tỉnh kết nối
liên thông trên 80% cơ sở dữ liệu của các ban, sở, ngành để phục vụ quản lý nhà
nước, cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, khai thác trọn đời.
-
Về kinh tế số
+
Kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP.
+
Từ 80% người dân 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các
tổ chức được phép khác.
+
Phấn đấu có ít nhất từ 01 đến 02 cơ sở giáo dục triển khai đào tạo về thương
mại điện tử; trên 3.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ kinh
doanh, cán bộ công chức, viên chức, sinh viên, thanh niên khởi nghiệp được tham
gia các chương trình đào tạo, tập huấn về thực thi pháp luật và kỹ năng ứng
dụng thương mại điện tử. Từng bước hình thành các doanh nghiệp công nghệ số,
doanh nghiệp số và hợp tác xã số.
+
100% hộ sản xuất nông nghiệp được lập danh sách và chuẩn hóa, số hóa dữ liệu
theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
-
Về xã hội số
+
Trên 50% người dùng thiết bị đầu cuối thông minh được tiếp cận, sử dụng các
dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh.
+
50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Với
quyết tâm thực hiện thành công chuyển đổi số UBND xã Khánh công đề nghị các
ban, các ngành, tạo bước đột phá về chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số,
thúc đẩy cải cách hành chính, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
bền vững trên địa bàn xã./.